“Ngành xuất nhập khẩu là gì? Học xuất nhập khẩu ra làm gì?” là câu hỏi được hầu hết các bạn trẻ chuẩn bị lựa chọn nghề nghiệp đặt ra khi tìm hiểu về ngành xuất nhập khẩu – một trong những ngành học hấp dẫn của lĩnh vực Thương mại – dịch vụ. Đây là mối băn khoăn hoàn toàn dễ hiểu , vì để học tốt và thành công trong bất cứ ngành nghề nào, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải hiểu rõ ngành học đó là gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao.
Bài viết dưới đây sẽ giúp cho những bạn đang mong muốn theo đuổi ngành xuất nhập khẩu (Logistics) giải tỏa được niềm trăn trở chính đáng này. “Ngành xuất nhập khẩu là gì? Học xuất nhập khẩu ra trường làm gì?” , chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, trả lời và định hướng tương lai các bạn nhé.
1. Ngành xuất nhập khẩu (Logistics) là gì?
Hiểu một cách đơn giản, Logistics là một trong những ngành “dịch vụ hậu cần”, được hiểu đơn giản là quá trình chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp, đóng gói, kẻ ký mã hiệu và bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng hóa ra cảng và làm thủ tục thông quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho hàng. Ngoài ra, Logistics còn làm nhiệm vụ giao hàng và những dịch vụ liên quan đến hàng hóa để thuận lợi cho người bán hoặc người mua theo yêu cầu riêng. Nói cách khác, Logistics là “nhân vật trung gian” để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Xuất nhập khẩu tại Việt Nam là một trong những ngành phát triển mạnh nhất theo dự đoán của các thành viên khi nước ta tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, lúa gạo…và mặt hàng thủy hải sản với mức thuế suất ưu đãi cùng với việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và các mặt hàng phục vụ ngành công nghiệp nặng: ô tô, dầu nhớt…với thuế suất giảm dần về 0% khiến ngành Logistics trở thành tâm điểm của sự chú ý.
2. Học ngành xuất nhập khẩu (Logistics) ra trường làm gì?
Nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực này hiện đang thiếu nên triển vọng nghề nghiệp dành cho người theo học Logistics là rất lớn. Đây chính là cơ hội cho các cử nhân ngành Logistics có thể lựa chọn việc làm với mức lương hấp dẫn cùng với chế độ ưu đãi tốt.
Thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam cho thấy, cả nước hiện có hơn 1.300 doanh nghiệp logistics đang hoạt động; trong đó, 80% là các doanh nghiệp logistics nội địa nhưng chỉ chiếm 20% thị phần logistics tại Việt Nam.
Cơ hội nghề nghiệp ngày càng rộng mở và đa dạng. Khi ra trường, sinh viên ngành Logistics có thể đảm nhiệm một số vị trí:
– Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dỡ hoặc bốc xếp hàng hóa lên tàu, xe, container…
– Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu giữ hàng hóa: thuê hoặc cho thuê các kho chứa nguyên liệu, thiệt bị, các kho bãi container…
– Dịch vụ đại lý vận tải/ freight forwarder, dịch vụ này bao gồm hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
– Các dịch vụ bổ trợ khác: tiếp nhận, lưu kho, quản lý các thông tin có liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt chuỗi logistics, xử lý nhiều vấn đề phát sinh như hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa bị hư, lỗi mốt… tái phân phối các loại hàng hóa này, tiến hành hoạt động cho thuê và thuê mua container.
Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm:
– Dịch vụ vận tải hàng hải;
– Dịch vụ vận tải hàng không
– Dịch vụ vận tải thủy nội địa
– Dịch vụ vận tải đường bộ
– Dịch vụ vận tải đường sắt
– Dịch vụ vận tải đường ống.
Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm:
– Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
– Dịch vụ bưu chính;
– Dịch vụ thương mại bán buôn;
– Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
– Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
3. Ngành xuất nhập khẩu nên học trường nào?
Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, song song với kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành xuất nhập khẩu.
Hiện nay, một số trường chuyên về kinh tế như: ĐH Ngoại thương, Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế-Luật, ĐH Giao thông vận tải và ĐH Tôn Đức Thắng,…. Đặc biệt, ngành Kinh tế đối ngoại của ĐH Ngoại Thương được giảng dạy chuyên sâu về ngành xuất nhập khẩu (Logistics). Ở đây, các em được học những kiến thức cơ bản và nâng cao về Logistics như:
– Giao dịch thương mại Quốc tế
– Vận tải Quốc tế
– Bảo hiểm trong hoạt động kinh tế đối ngoại
– Thanh toán Quốc tế
– Luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại
Với những điều đã trình bày, có lẽ “Học xuất nhập khẩu ra làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Xuất nhập khẩu là ngành có mức lương “khủng” hiện nay. Tại Việt Nam, nhân viên Logistics có mức lương khởi điểm từ 6 – 7 triệu/tháng, trong khi đó các vị trí Lãnh Đạo Cao Cấp và Quản Lý đang rất cần nguồn nhân sự để phát triển ngành. Cụ thể như mức lương cho vị trí Logistics Manager dao động từ 3.000 – 4.000 USD/tháng, vị trí Giám Đốc Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Director) có mức lương từ 5.000 – 7.000 USD/tháng. Vì vậy, các bạn sinh viên nên nghiên cứu và đầu tư kiến thức của mình vào lĩnh vực này.
Nguyên Hà Logistics (NHL) – Giải pháp số 1 về thuê kho, vận chuyển cho doanh nghiệp
Website: www.nhllogistics.vn
Phone: 0768.114.567
Email: contact@nhllogistics.vn
Facebook: www.facebook.com/nhllogistics.vn
Địa chỉ kho : 18 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh.
By Duong Thuy